Xiaomi hoàn thành 96% mục tiêu tái chế 38.000 tấn rác thải điện tử

Theo báo cáo ESG thường niên lần thứ 7 của Xiaomi, đến cuối năm 2024 hãng này đã hoàn thành gần 96% mục tiêu tái chế 38.000 tấn rác thải điện tử.

Đây là một trong số những nội dung Xiaomi công bố ngày 24/4, tại Báo cáo ESG thường niên lần thứ 7, tổng kết những nỗ lực trong hành trình phát triển bền vững, đặt nền tảng công nghệ làm gốc, con người làm trung tâm.

Theo đó, về khí thải, Xiaomi yêu cầu toàn bộ chuỗi cung ứng cùng cam kết giảm phát thải. Cụ thể, các đối tác sản xuất smartphone phải giảm trung bình 5% khí thải mỗi năm đến 2030 và dùng ít nhất 25% điện tái tạo. Mục tiêu đến năm 2050 là toàn bộ chuỗi cung ứng chuyển sang 100% điện từ nguồn tái tạo.

Đến cuối năm 2024, vòng đời phát thải carbon của 18 sản phẩm chủ lực đã được đánh giá. Hãng đồng thời triển khai các biện pháp tiết kiệm năng lượng trên toàn chuỗi từ văn phòng đến logistics. Riêng việc ưu tiên vận chuyển bằng đường sắt và đường biển giúp giảm gần 3.400 tấn CO₂ trong năm qua.

Svg+xml,%3Csvg%20viewBox%3D%220%200%20100%20100%22%20xmlns%3D%22http%3A%2F%2Fwww.w3Xiaomi đặt mục tiêu tái chế 38.000 tấn rác thải điện tử từ 2022-2026 và đến cuối năm 2024 đã hoàn thành gần 96% mục tiêu.

Trong giai đoạn sau sử dụng, Xiaomi đặt mục tiêu tái chế 38.000 tấn rác thải điện tử từ 2022 – 2026 và đến cuối năm 2024 hãng hoàn thành gần 96% mục tiêu. Tại Trung Quốc, hơn 1,3 triệu thiết bị được thu hồi, trong khi chương trình đổi trả lan rộng tới 9 thị trường quốc tế. Hơn 130.000 thiết bị được tân trang trong năm 2024, tăng trưởng ổn định so với năm trước.

READ Hóa chất xử lý nước phèn - TOP 3+ loại hiệu quả nhất 2024

Ngoài ra, vật liệu tái chế và sinh học được tích hợp vào thiết kế sản phẩm: Vỏ điện thoại làm từ bã chanh đến nhôm và đồng tái chế. Tại Smart Factory, tỷ lệ tái chế chất thải đạt 99,35% và được tổ chức TÜV Rheinland cấp chứng nhận cao nhất cho hệ thống không chôn lấp rác.

Tại Hội nghị COP29 cuối năm 2024, hãng trình làng chiến lược phát triển bền vững mới với trọng tâm là “công nghệ cốt lõi”. Mục tiêu của Xiaomi không chỉ dừng ở tiến bộ kỹ thuật mà còn hướng đến công nghệ phục vụ mọi tầng lớp người dùng từ đại chúng, người yếu thế đến môi trường toàn cầu.

Trong năm 2024, Xiaomi đầu tư hơn 3,3 tỷ USD vào R&D, nâng tổng số bằng sáng chế toàn cầu lên hơn 42.000. Đội ngũ nghiên cứu chiếm gần một nửa tổng lao động, với khoảng 21.000 người đóng vai trò nòng cốt trong việc phát triển hệ sinh thái “Người x Xe x Nhà”.

Svg+xml,%3Csvg%20viewBox%3D%220%200%20100%20100%22%20xmlns%3D%22http%3A%2F%2Fwww.w3Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của Tập đoàn Xiaomi.

Hai công trình then chốt là Xiaomi Smart Factory và Xiaomi EV Factory đã vận hành trong năm qua, ứng dụng tự động hóa, AI và hệ thống điện toán đám mây – biên – đầu cuối. Dây chuyền tại Smart Factory đạt mức tự động hóa 81%, vượt mặt bằng chung của ngành.

Bên cạnh công nghệ sản xuất, hãng tiếp tục phát triển giải pháp hỗ trợ nhóm người dùng đặc biệt. Trong năm 2024, các công nghệ trợ năng được cải tiến đáng kể. Tính năng TalkBack tích hợp AI và công nghệ OCR trên hệ điều hành Xiaomi HyperOS có thể đọc văn bản từ hình ảnh theo thời gian thực. Tính năng phụ đề trực tiếp kết hợp nhận diện âm thanh và trợ lý AI, đạt độ chính xác 93% khi chuyển lời nói thành văn bản.

READ Lịch sử công nghệ sản xuất xút - NAOH công nghiệp

Hãng cũng phối hợp với các tổ chức để cải tạo không gian sống thân thiện hơn cho người cao tuổi, hướng đến môi trường an toàn, dễ tiếp cận.

Theo Khánh Huyền (VTC News)

Hình ảnh chân dung Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Nhà giáo Nhân dân, chuyên gia vi sinh vật học, với nụ cười thân thiện và không gian học thuật phía sau.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Open this in UX Builder to add and edit content

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *